Skip to main content

Tâm Phát An- Sửa chữa, Thi công điện nước tại Hà Nội

Hotline tư vấn 0969384448

Việc thiết kế và lắp đặt đường ống nước trong nhà tắm là một trong những bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng hay cải tạo nhà ở. Điều này đảm bảo rằng hệ thống cấp thoát nước nhà bạn hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp tránh tình trạng tắc nghẽn hay rò rỉ không mong muốn. Cùng Tâm Phát An tìm hiểu về cách thiết kế sơ đồ đường nước nhà tắm qua bài viết này nha!

Sơ đồ đi dây điện âm tường

Nguyên nhân vòi nước nóng chảy yếu

1. Bản sơ đồ đường nước nhà tắm 

Trước khi xây dựng, việc thiết kế sơ đồ đường nước nhà tắm là một bước vô cùng quan trọng. Bản đồ này bao gồm cấu hình chi tiết, cách bố trí các thiết bị, đường ống,… sơ đồ đường nước nhà tắm này cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống ống cấp thoát nước. Việc chuẩn bị sơ đồ này sẽ giúp các thợ điện dễ dàng hình dung và căn cứ vào đó để lắp đặt hoàn chỉnh. Dưới đây là mẫu sơ đồ ống nước nhà tắm bạn có thể tham khảo:

Sơ đồ đường nước nhà tắm cơ bản
Sơ đồ đường nước nhà tắm có bồn tắm

2. Quy định và nguyên tắc lắp đặt đường ống nước nhà tắm

a. Quy định khi lắp đặt đường nước trong nhà tắm

Đường ống nước nhà tắm được chia thành 2 đường thoát và cấp nước. 

  • Về hệ thống thoát nước: Hệ thống này cần phải được đảm bảo âm dưới mặt nền hoặc âm dưới sàn nhà tắm. Thiết kế phải đủ độ dốc để đảm bảo nước thải có thể thoát ra ngoài. 
  • Về hệ thống cấp nước: Hệ thống này cần phải được lắp đặt tuân thủ nguyên tắc âm tường và được thực hiện trong quá trình xây dựng phòng tắm.

Ngoài ra, khi thiết kế sơ đồ đường ống nước cho nhà tắm, bạn cần lưu ý: 

  • Hệ thống phải tránh đi qua phòng ngủ hoặc phòng khách. Điều này sẽ tránh được tình trạng gây mùi khi có sự cố như nứt vỡ, và để đảm bảo việc sửa chữa và bảo trì dễ dàng hơn. 
  • Cần phân chia rõ ràng giữa hệ thống thoát nước của khu vực rửa (bao gồm bồn tắm, sàn và lavabo) và hệ thống thoát nước của nhà vệ sinh (bao gồm bồn cầu và bồn tiêu), để tránh tình trạng tắc chéo giữa các khu vực. 
  • Chiều dài của đường ống nước nên được thiết kế ngắn nhất có thể để tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm tài nguyên. 
  • Sơ đồ đường ống nước nhà tắm phải đảm bảo tính thuận tiện trong việc kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và không gây phiền hà cho chủ nhà.

Tham khảo: Điện âm tường nên đi dây đơn hay đôi

b. Nguyên tắc cần biết khi lắp đặt ống nước trong nhà tắm

Khi lắp đặt ống nước trong nhà tắm, chúng ta cần phải quan tâm đến vị trí lắp đặt. 

– Vị trí lắp đặt ống thoát nước: Đối với bồn cầu, ống thoát nên cách mặt sàn cao 15cm – 20cm, tim ống thoát cách tường từ 30 – 32cm. 

Ngoài ra, đối với lavabo, ống thoát nên được đục thẳng dưới nền lên tim lỗ thoát cách nền nhà đã ốp khoảng 60cm. Vị trí của ống thoát cũng nên đặt ở góc nhà vệ sinh, tim ống cách tường tầm 15 cm. Với vị trí này sẽ giúp chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra, lắp đặt, bảo dưỡng,…

Bản vẽ thiết kế đường ống nước nhà tắm

– Vị trí lắp đặt ống cấp nước: Nước cấp thường chảy từ trên xuống, ống cấp nước chạy ngang sẽ thu lại bắt đầu từ trục cấp chính.

Để phù hợp với cấu trúc và thiết bị trong phòng tắm (như bình nóng lạnh), thông thường, ống cấp nước nóng sẽ được đặt ở phía bên trái, trong khi ống cấp nước lạnh được đặt ở phía bên phải. 

Nước được cung cấp từ trên xuống, chảy qua bình nóng lạnh và ống dẫn chạy ngang với khoảng cách tầm 75cm từ mặt nền. Từ đó, nước sẽ chia thành hai nhánh. 

  • Nhánh thứ nhất rẽ sang trái cách khoảng 50cm, rồi đi xuống 20cm để đến vòi rửa. Tiếp theo, từ vòi rửa, ống sẽ đi ngang cách 30cm để đến vòi hoa sen, và cách 70cm là đến chậu rửa mặt. 
  • Nhánh thứ hai bắt đầu từ bình nóng lạnh, đi xuống cách mặt nền nhà tắm 15cm, sau đó rẽ sang phải cách khoảng 1m để đến bồn cầu.

Tìm hiểu: Vì sao chậu rửa mặt nào cũng có lỗ nhỏ

3. Hướng dẫn cách lắp đặt điện nước nhà vệ sinh

Thi công điện nước cho nhà vệ sinh tại Hà Nội

Lắp đặt hệ thống điện trong nhà vệ sinh đòi hỏi sự cẩn thận đặc biệt, bởi đây là môi trường thường xuyên ẩm ướt và tiềm ẩn nguy cơ chập mạch điện. 

  • Hệ thống dây điện: Đối với việc lắp đặt dây điện, người lắp nên ưu tiên việc đưa chúng vào tường, đảm bảo an toàn bằng cách sử dụng ống bảo vệ. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng ẩm ướt trong nhà vệ sinh và giảm nguy cơ va chạm hoặc chập nổ. 
  • Ổ cắm: Các ổ cắm cần được đặt ở vị trí cao so với mặt sàn, tránh xa khỏi vòi hoa sen và thiết bị tiếp xúc với nước. Sử dụng ổ cắm chống nước và đảm bảo có nắp che đậy để ngăn nước xâm nhập. 
  • Đèn: Đối với ánh sáng, nên chọn đèn trần đi kèm chụp bảo vệ thay vì đèn treo. Trong trường hợp có đèn sưởi, bạn nên đặt chúng cách xa các vật liệu dễ cháy như khăn tắm hoặc giấy. Công tắc điều khiển đèn nên được đặt bên ngoài nhà vệ sinh để đảm bảo an toàn.

Trên đây là cách thiết kế sơ đồ đường nước nhà tắm cơ bản và chuẩn nhất mà 90% người dân sử dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lắp đặt. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài tin tức sau. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công điện nước uy tín, đừng ngần ngại liên hệ Tâm Phát An qua SĐT 0969384448 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Địa chỉ: Tầng 4, tòa UDIC Riverside 1, số 122 Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0969384448 

Địa chỉ Email: tamphatantech@gmail.com 

Website: https://tamphatan.com

Công Ty TNHH Thiết bị & Công nghệ Tâm Phát An

Địa chỉ: Tầng 4, tòa UDIC Riverside 1, số 122 Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Số điện thoại: 0969384448

Địa chỉ Email: tamphatantech@gmail.com

Website: https://tamphatan.com

tpa-social-icon tpa-social-icon tpa-social-icon tpa-social-icon tpa-social-icon